DetailController

Năm 2018, xử lý 101 trường hợp vi phạm trong hoạt động kinh doanh phân bón, thu nộp ngân sách hơn 1,8 tỷ đồng .

Năm 2018, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Long An thực hiện kiểm tra 291 lượt cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên địa bàn tỉnh, phát hiện, xử lý 101 trường hợp vi phạm với tổng số tiền xử phạt thu nộp ngân sách là 1,8 tỷ đồng. Tịch thu 28.550 kg phân bón giả, không có giá trị sử dụng, công dụng.

        Thời gian qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Long An vẫn diễn ra thường xuyên và ngày càng tinh vi hơn, gây thiệt hại cho người nông dân, ảnh hưởng đến môi trường, gây bức xúc trong dư luận, được cử tri trong tỉnh quan tâm. Nguyên nhân là do lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng rất lớn; trên thị trường có rất nhiều chủng loại, danh mục phân bón, thuốc BVTV lưu thông; người tiêu dùng thiếu thông tin về lĩnh vực này và thấy giá rẻ, đồng thời các nhà sản xuất đưa ra nhiều hình thức quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn để đánh lừa người tiêu dùng nhằm buôn bán phân bón, thuốc BVTVgiả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

        Theo số liệu thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh Long An có khoảng 179 cơ sở sản xuất, gia công phân bón (vô cơ và hữu cơ), 45 cơ sở sản xuất, sang chiết và 1.215 cơ sở, đại lý kinh doanh phân bón, thuốc BVTV. Số lượng tên thương phẩm, danh mục phân bón, thuốc BVTV được bày bán tại các cửa hàng có hàng ngàn danh mục như thuốc trừ sâu có 1.678 tên thương phẩm, thuốc trừ bệnh có gần 1.300 tên thương phẩm, thuốc trừ cỏ có gần 700 tên thương phẩm, thuốc trừ chuột 28 tên thương phẩm, thuốc trừ ốc gần 150 tên thương phẩm... Với số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón nêu trên và danh mục tên phân bón, thuốc BVTV đang lưu thông trên thị trường hiện nay, thì việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù thời gian qua, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV được quản lý chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương.

        Năm 2018, Cục QLTT tỉnh Long An thực hiện 291 lượt kiểm tra trong lĩnh vực phân bón, thuốc BVTV, phát hiện, xử lý 101 trường hợp vi phạm với tổng số tiền xử phạt thu nộp ngân sách là 1,8 tỷ đồng. Tịch thu 28.550 kg phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng. Các hành vi vi phạm như kinh doanh phân bón chưa có quyết định lưu hành tại Việt Nam, không có hợp đồng thử nghiệm, không lưu mẫu và lưu hồ sơ kết quả thử nghiệm từng lô phân bón; vi phạm về nhãn, giá, điều kiện kinh doanh, thuốc BVTV hết hạn sử dụng; vi phạm về chất lượng, trong đó, có 82 mẫu không đạt chất lượng/196 mẫu phân bón được lấy thử nghiệm (15 mẫu phân bón giả, 67 mẫu kém chất lượng). 

        Với hàng ngàn danh mục mặt hàng phân bón, thuốc BVTV và số lượng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lớn nên gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Phân bón, thuốc BVTV được làm giả nhãn hiệu, bao bì của các thương hiệu nổi tiếng thường rất khó phát hiện, nếu doanh nghiệp sản xuất chân chính không tố cáo, phản ánh. Danh mục tên phân bón, thuốc BVTV được đăng ký lưu hành tại Việt Nam rất nhiều. Tuy nhiên, do chưa ban hành quy chuẩn quốc gia, nên chất lượng sản phẩm phân bón, thuốc BVTV do cơ sở tự công bố, đăng ký. Việc cấp giấy phép sản xuất, sang chiết, đóng gói phân bón, thuốc BVTV không theo quy hoạch, dẫn đến khó kiểm soát về điều kiện sản xuất, chất lượng sản phẩm. Thời gian gửi thử nghiệm mẫu phân bón đến khi có kết quả kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Việc áp dụng điều khoản trong Nghị định xử lý phân bón giữa các cơ quan chưa có sự thống nhất (Điều 17 và Điều 20 của Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa).

        Với những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, Cục QLTT tỉnh Long An đã có một số kiến nghị với các Bộ, ngành: sớm ban hành quy chuẩn quốc gia về phân bón; hạn chế danh mục tên phân bón, thuốc BVTV lưu hành tại Việt Nam; có quy hoạch về việc cấp giấy phép sản xuất phân bón, thuốc BVTV; hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Cụ thể là điều 17 và Điều 20 của Nghị định số 119/2017/NĐ-CP).

        Trong thời gian tới, Cục QLTT tỉnh Long An tiếp tục chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh. Tập trung lấy mẫu phân bón ngay từ đầu vụ sản xuất, nhất là các loại phân bón, thuốc BVTV thường xuyên vi phạm và các loại phân bón, thuốc BVTV của các cơ sở sản xuất chưa thực sự có uy tín trên thị trường. Khi phát hiện mẫu phân bón giả, kém chất lượng thì truy xuất nguồn gốc để kiểm tra hoặc phối hợp cơ quan chức năng có liên quan để kiểm tra, xử lý đơn vị sản xuất. Phối hợp với cơ quan truyền thông của địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền và khuyến cáo người dân không mua các loại phân bón có giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, tên thương hiệu của các cơ sở sản xuất không có uy tín; khi mua sản phẩm phân bón có nghi vấn giả, chất lượng kém phải báo ngay cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nơi gần nhất để phối hợp kiểm tra, lấy mẫu thử nghiệm. Với vai trò cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Cục QLTT tỉnh Long An tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo chuyên ngành, lĩnh vực quản lý; phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng để chia sẻ thông tin, nắm tình hình, đối tượng, phương thức, thủ đoạn hoạt động để điều tra, xử lý các đường dây buôn lậu, sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ phân bón, thuốc BVTV nhập lậu, giả, kém chất lượng./.

Nguyễn Duy Tuấn
Cục Quản lý thị trường Long An

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương